Nghề nail thuận tiện cho phái nữ, nhưng nam giới có làm thì cũng tốt thôi. Tôi có gia đình người chị bà con, lúc mới qua Mỹ, cả mấy đứa con gái của chị đều hè nhau đi may, đi cắt chỉ. Làm thì cực mà thu nhập chẳng là bao. Được mấy tháng, có một đứa tình nguyện đi học và làm nail, thu nhập cao gấp mấy lần và thế là cả nhà chuyển sang làm nail rồi chẳng mấy chốc trở nên giàu có (theo cách nghĩ của người Việt mình là có nhà, có xe, có tiệm đã trả tiền hết). Người Việt ở Mỹ nổi tiếng về nghề nail. Cư dân bản địa và các sắc dân khác không thể cạnh tranh lại với bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn và chăm chỉ của dân mình. Trên lãnh thổ nước Mỹ, đi đâu cũng dễ dàng tìm đến đồng hương Việt Nam là nhờ các tiệm nail. Có lần tôi đến Key West, điểm cực Nam nước Mỹ. Suốt một chặng xa lộ trên biển hơn 200 km mà chỉ có 4 hay 5 cụm dân cư. Đến Key West, khi không thể tìm được phòng trọ rẻ tiền, tôi bèn vào Trung tâm Thông tin hỏi thăm tin tức về người Việt thì được một nhân viên người Mỹ cho biết là “theo thống kê”, không có người Việt nào ở Key West cả, chỉ có ở Miami trên Florida thôi. Tôi không tin và bèn lái xe đi tìm các trung tâm mua sắm. Chỉ vào một trung tâm thôi là đã thấy một bảng hiệu Lovely Nails và mấy cái “đầu đen” thấp thoáng. Tôi đậu xe rồi vào tiệm. Thế là anh anh em em xổ toàn tiếng Việt và làm như quen nhau từ hồi nào nay mới gặp lại. Các anh nhất quyết rủ tôi ở lại một đêm để “nói chuyện cho đã”. Vậy là “trúng kế” của tôi, một kẻ đang lang bạt kỳ hồ, vừa được có chỗ nghỉ ngơi lại được chiêu đãi ăn ngon khỏi tốn tiền. Hôm sau, trên đường trở về Miami, tôi ghé thăm tiệm Lee Nails của anh Hiền trên đảo Marathon. Anh chị Hiền đang làm cho khách. Anh Hiền nói: “Ngồi chơi đọc báo chờ mình một chút”. Khoảng 30 phút thì xong, anh nói: “Ông thấy không, có nghề nào kiếm tiền dễ và nhanh như nghề nail. Chỉ độ nửa tiếng mà bỏ túi 50 đô. Thế nên đổi nghề tới lui rồi tui cũng trở lại làm nail hà”. Anh Hiền cho biết cái “cộng đồng người Việt tí teo ở Key West” này có tổng cộng 26 người, gồm 5 gia đình mà làm chủ 4 tiệm nail chạy dài từ gần Miami tới tận Key West. Họ làm tiền ra là “để dành” thôi vì ít có dịp tiêu xài lắm. Chính nhờ nghề này mà bà con mình khấm khá, dư ăn dư để, giúp được thân nhân ở Việt Nam, nuôi con cái ăn học thành tài, thành những kỹ sư, luật sư, bác sĩ... khiến những cộng đồng di dân khác “lác mắt” luôn. Thế mà gần đây thỉnh thoảng có một số bạn trẻ tỏ ra “phụ bạc” với nghề này. Dĩ nhiên là đối với những người có chí tiến thân, ngày đi làm, tối đi học thêm thì đến một ngày nào đó có thể chuyển qua những nghề mà theo họ là “cao sang” hơn và thu nhập cũng có thể nhiều hơn. Sở dĩ tôi nói “phụ bạc” nó (nghề nail) là vì có một số bạn trẻ sau một thời gian làm nail, có được ít tiền rồi đâm ra “lên mặt”, đòi đi làm những nghề có thu nhập hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn USD/năm cho oách, không thèm “ôm chân thiên hạ” nữa. Nhưng rất nhiều người sau một thời gian lại cũng trở về nghề nail. Cái tâm lý “chê” nghề nail nảy sinh ở những người từng làm nghề này lâu năm. Và cái dở của những người làm nghề nail trong cộng đồng Việt ở Mỹ nằm ở chỗ cạnh tranh không khoan nhượng, không tổ chức được hiệp hội nghề nghiệp để “giữ giá”, tránh những trường hợp phá giá không cần thiết. Tôi nghe nhiều người kể rằng, hồi đó (tức những năm thập niên 80, 90) kiếm tiền dễ lắm. Tại Denver, bang Colorado, tại Salt Lake City bang Utah hay tại nhiều nơi ở California... mỗi bộ full set (làm toàn bộ móng tay, gồm gắn móng giả, đắp bột, sơn, giũa...) kiếm “sơ sơ” 80 USD, thu nhập từng ngày còn cao hơn cả bác sĩ, dược sĩ nữa. Thấy mà ham. Chỉ tính riêng tiền tip (tiền thưởng của khách hàng cho người phục vụ) thôi là đã dư ăn dư để, nên chả mấy chốc mà nhà xe rạng rỡ. Tuy giá làm nail nay hạ hơn nhiều do các tiệm người Việt cạnh tranh nhau – thí dụ như giá làm một bộ full set nay chỉ còn từ 22 đến 30 USD – nhưng với bản tính cần cù làm tăng giờ, giới làm nail vẫn còn thu nhập khá cao, vẫn còn dư ăn dư để. Có nghề nào dễ kiếm tiền và kiếm tiền nhanh hơn nghề nail? Học nghề chỉ vài ba tháng là xong, các tiểu bang khác thì khó khăn vì phải thi bằng tiếng Anh, qua bang Cali thì thi bằng tiếng Việt khỏe re, sau đó có đi làm ở các nơi thì đổi bằng. Bởi thế những người chuẩn bị đi định cư ở Mỹ, thậm chí những sinh viên, học sinh chuẩn bị đi du học, cũng ráng học trước ở Việt Nam một khóa cắt móng tay để “phòng thân”; lúc “sa cơ lỡ vận” có thể kiếm tiền được ngay. Lê Đình Bì |
Các tin đã đăng:
- Coi chừng biến chứng do tẩy lông vùng bikini
- Phong thái của người thợ chuyên nghiệp
- Bộ móng tay 15 năm
- Móng tay có những bệnh gì ?
- Đề Phòng Ô Nhiễm Trong Mùa Hè
- Nghệ Thuật Giao Tiếp Trong Kinh Doanh Ngành Nails
- Tổn thương từ làm móng
- Nail salon cần tự thanh tra để tránh bị phạt
- Sử dụng an toàn & hiệu quả foot spa trong tiệm nails
- Kỹ nghệ nail & những đóng góp của người Việt
Testing tesing Testing tesingTesting tesingTesting tesingTesting tesingTesting tesing |
Nghề Nail với Luật Thuế Vụ và Lao Động Người gốc Việt đã bắt đầu bước vào nghề nail tại Hoa Kỳ vào cuối thập |
Những Luật Lệ Căn Bản cho Cơ Sở Thương Mại tại Hoa Kỳ Người Việt xưa nay có câu “phi thương, bất phú”, ý nôm na là phải làm |
Tiệm bạn đã "an toàn & vệ sinh" chưa? Gần đây nhiều vụ nhiễm trùng, những trường hợp bị phạt nặng và luật lệ |
Những điều cần biết khi sử dụng người mẫu trong thi nails Người mẫu hay model trong thi nails là một trong những điều kiện bắt buộc phải |
8 điều cần biết khi làm nails Nghề nails mang đến cơ hội sớm ổn định cuộc sống và đời sống mau sung túc |
10 MẸO CHĂM SÓC MÓNG TRONG MÙA HÈ Mùa Hè là lúc nghề nails có doanh thu cao với số lượng khách cao nhất trong năm. |
, , , , , Terms of use, Privacy policy
©2007-2013 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com |